Mối tương quan giữa chất lượng nước mặt và kinh tế – xã hội tại Cần Thơ và Sóc Trăng
Tác giả: Trịnh Thanh Nhân và Đặng Kiều Nhân
Tóm tắt
Phân tích mối tương quan giữa chất lượng nước mặt và kinh tế – xã hội được thực hiện dựa trên số liệu chất lương nước mặt và kinh tế – xã hội tại Cần Thơ và Sóc Trăng từ năm 2005 đến 2009. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt được sử dụng bao gồm DO, BOD5, COD, pH, TSS, Fe, NH4-N, NO2-N, NO3-N, mật độ vi sinh với 10 chỉ tiêu kinh tế – xã hội là mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, thương mại – dịch vụ, diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích thủy sản, sản lượng thủy sản, diện tích cây trồng cạn, số lượng gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, số cơ sở thương mại dịch vụ, số lượng gia súc, gia cầm là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước xung quanh. Trong khi đó, tăng diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản nuôi trồng là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, đạm và giảm pH nước.
Tải về